Tại sao đức Phật gọi là khổ mà không gọi là đau?
Đau là vật lý mà khổ là trạng thái ở trong tâm.
Khổ là một sự khao khát tạo nên sự đau đớn trong tâm hồn. Nguyên nhân của cái khổ là cái Tập. Khổ là tại vì mình còn bản ngã. Bản ngã thích thú nên tích tập cái thói quen tật xấu từ đời này qua đời khác, gọi là tập khí, chữ “Tập” trong tứ diệu đế.
Diệt là sự giải quyết cái khổ, diệt khổ.
Cái diệt của niết bàn này là thường, lạc, ngã tịnh.
“Lạc” này là trạng thái khô còn cái khổ. Cái sung sướng của người thường luôn luôn kèm theo cái khổ. Trong khi đó sự sung sướng của “Lạc” này không có một mảy may khổ mà còn dẫn đến sự thanh tịnh. Thanh tịnh này là chung1ta không có tham sân si. Cái an “Lạc” này thường trực rốt ráo không hẳn như nhập định của thế gian pháp. Khi đó bản ngã giả tạo bị diệt mất, cho nên chỉ còn lại chân ngã.
Có nhiều loại diệt, diệt hữu dư và diệt vô dư. Diệt hữu dư là của các vị nhị thừa trình độ “diệt” còn thấp, diệt vô dư là của các vị Bồ tát. Sự thường lạc ngã tịnh còn vi tế hơi là niết bàn hữu dư của các vị nhị thừa.
Tứ quả A la hán gọi là vô học nhưng thật sự không đúng. Các vị tứ quả A La Hán thật sự biết trình độ của các ngài thua xa các vị Bích Chi Phật cho nên vô học chưa chắc đúng.